Tại sao Việt Nam phải nhập khẩu than đá từ nước ngoài ?

Than đá hiện nay đang là một trong những sản phẩm được mua bán, trao đổi với số lượng lớn nhất giữa các nước. Chúng có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Than đá đã trải qua hàng trăm triệu năm mới có thể hình thành và chúng chỉ có thể khai thác ở một số vị trí nhất định. Nhiều nước có lợi thế có những mỏ than đá lớn, có thể xuất khẩu than đá và đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Tuy nhiên những nước này vẫn phải nhập khẩu than đá từ nước ngoài. Vậy những lý do cho việc này là gì ? Liệu giá than đá nội địa và nhập khẩu có chênh lệch quá lớn hay không ? Tất cả những câu hỏi đó của các bạn sẽ được lý giải thông qua bài viết này.

Tại sao Việt Nam phải nhập khẩu than đá từ nước ngoài ?

Do nhu cầu sử dụng than ngày càng lớn nên việc giảm xuất khẩu than đá là không thể tránh khỏi. Những mỏ than đá lộ thiên dễ khai thác đang đi vào tình trạng cạn dần trong khi những mỏ khó khai thác lại cần công nghệ quá hiện đại, nước ta chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu khai thác đó. Hơn nữa những loại than đá nhập khẩu giá trị năng lượng tạo thành lại rất cao . Chính những lí do trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng than nhập khẩu xuất khẩu của chúng ta.

Dù trữ lượng dồi dào nhưng nước ta vẫn phải nhập khẩu than đá

Do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu này nên giá thành giữa chúng cũng có sự chênh lệch không hề nhẹ.

Giá thành là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng tiêu thụ của than đá ?

Giá than đá nội địa đang tăng cao trong khi giá than nhập khẩu lại rẻ hơn nhiều. Từ một đất nước có trữ lượng than đá lớn, Việt Nam đang dần chuyển mình thành nước nhập khẩu than đá với số lượng lớn. Nhu cầu nhập khẩu than đá của các doanh nghiệp, công ty lớn hay nhỏ lẻ đều đang hướng về than đá nhập khẩu bởi cả mặt chất lượng và giá thành thì than đá nhập khẩu đều có phần “nhỉnh” hơn.

Hầu hết than đá tại các mỏ của nước ta đều được khai thác với số lượng lớn và đang dần kiệt quệ, còn lại những mỏ than sâu trong lòng đất thì cần công nghệ hiện đại thì nước ta lại chưa đủ đáp ứng những yêu cầu này. Không chỉ có nhu cầu về mặt nhiệt điện mà kể cả những ngành công nghiệp khác như xi măng, hóa chất,…. cũng cần lượng lớn than đá; việc cung ứng nhanh hiện đang cực kì cần thiết. Chính vì thế trong khi nhu cầu sử dụng đang tăng lên từng ngày thì giá than đá nội địa cũng phải tăng theo một cách chóng mặt. Tuy nhiên giá than tăng nhưng chất lượng than thì lại không như vậy. Các loại than đá nhập khẩu từ Indonesia, Úc, Nga,… hiện đang là những loại than cực kì có uy tín và chất lượng cao, được nhiều nước trong đó có cả Việt Nam tin tưởng trong nhiều năm liền.

Nhiệt trị của các loại than đá này rất cao, tuy nhiên hàm lượng lưu huỳnh, độ ẩm hơi nước trong than nhập khẩu ở mức thấp, vì thế không chỉ tạo ra thành phẩm cuối cùng có chất lượng cao hơn mà còn hạn chế ở mức thấp nhất những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Thế nhưng do nguồn tài nguyên dồi dào của các nước này nên giá thành để nhập khẩu lại rẻ hơn rất nhiều so với than đá nội địa. Chất lượng và giá thành chênh lệch đang dần khiến cho than đá nội địa mất đi vị thế trên chính thị trường của mình. Vấn đề này không chỉ có Việt Nam gặp phải mà còn rất nhiều các nước khác nữa.

Chất lượng cao mà giá thành lại rẻ là ưu điểm thu hút khách hàng của than nhập khẩu

Vậy bài toán khó được đặt ra cho Chính phủ hiện nay chính là làm thế nào để có thể cân bằng bình ổn giá than thị trường để lấy lại phong độ cho than đá nội địa. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu than đá, ngoài việc mua than đá nhập khẩu, các nhà máy điện cũng đã thực hiện việc trộn than của Nga, Nam Phi và Australia với than chất lượng thấp của Việt Nam để tạo ra loại than hợp lý cho sản xuất điện. Đây được xem là bước đi thông minh khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và quy trình xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều khó khăn giữa các nước. Bộ Tài chính vẫn đang đưa ra những chính sách phù hợp về việc giảm giá than đá nội địa nhằm thu hút thêm thị trường.

 Qua bài viết này, hẳn các bạn đã có thêm nhiều thông tin về chênh lệch giá giữa than đá nội địa và nhập khẩu rồi phải không ? Việc chiếm ưu thế của than đá nhập khẩu là điều không cần bàn cãi và bài toán khó được đặt ra là làm sao chúng ta có thể cân bằng giữa cung và cầu để bình ổn giá cả than trên thị trường hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline Kinh Doanh - 083 620 8585
Zalo Kinh Doanh - 083 620 8585